Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Hướng dẫn cắt và nối một file bằng phần mềm HJ-Splip.

Khi bạn gửi thư hoặc upload file lên mạng, bạn bị giới hạn dung lượng file gửi kèm. Bạn buộc lòng phải chia nhỏ file đó ra. Lúc đó bạn sẽ cần đến phần mềm HJ-Split. HJ-Split vừa có khả năng giúp bạn chia nhỏ 1 file ra thành nhiều phần có dung lượng nhỏ hơn và ghép nối các phần đó lại thành file ban đầu hoàn chỉnh, vừa có các chức năng phụ trợ như so sánh 2 file và kiểm tra checksum của file.



Cửa sổ phần mềm HJ-Split

Để sử dụng chương trình, hãy chọn Split để chia nhỏ hoặc Join để ghép nối các file. Với việc chia nhỏ, bạn sẽ được hỏi kích thước của từng phần, chọn file cần thao tác rồi nhấn OK. Việc ghép nối cũng đơn giản không kém, hãy chọn file đầu tiên trong các file được chia đó và chọn tên file đích, OK là được.

Để sử dụng các chức năng phụ trợ như so sánh 2 file hoặc kiểm tra checksum, hãy nhấn Compare hay Checksum tương ứng.
Chương trình hoàn toàn miễn phí, gọn nhẹ, chỉ gồm 1 file chạy duy nhất, không cần cài đặt. 

CÁCH SỬ DỤNG: 

1) CÁCH CẮT 1 FILE THÀNH NHIỀU FILE:

- Nhấp đôi vào biểu tượng để khởi động chương trình HJ-Split.

- Chọn vào mục Split (cắt file) -> Rồi nhấn vào mục Input File -> chọn file cần cắt trong thư mục -> Nhấn Open



- Split file size (dung lượng muốn cắt) -> Có hai phần Kbytes & Mbytes (VD: file gốc có dung lượng là 900MB -> Nếu muốn cắt thành 03 file mỗi file 300MB thì trong phần Split file size đánh vào là 300 Mbytes)

- Khi xong rồi thì bấm vào Start -> đợi trong giây lát chương trình sẽ cắt file như bạn mong muốn (Lưu ý: file cắt sẽ nằm ngay thư mục của file gốc và sẽ có đuôi là : "tên của file gốc".001, 002, 003 .v.v... tùy theo dung lượng mà bạn định cắt).



Hình minh hoạ file được cắt nhỏ làm nhiều file. 

2) CÁCH GHÉP CÁC FILE ĐÃ CẮT THÀNH 1 FILE DUY NHẤT:

- Chọn mục Join (ghép file) -> Trong phần Input File -> chọn file co đuôi *.001-> Nhấn Open



- Xong rồi nhấn Start để thi hành lệnh ghép file -> chờ trong giây lát.



Chúc các bạn thành công

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

ĐỂ NHỚ NHANH VÀ LÂU.


"Trí nhớ của tôi thật tồi tệ" - bạn đã từng bao giờ nói vậy chưa? Đừng vội bǎn khoǎn. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên trước khả nǎng của bộ óc mình.


Bằng cách nào bộ não có thể thu nhận và ghi nhớ thông tin? Có từ 10 tỉ đến 100 tỉ nơ-ron thần kinh liên quan đến điều này trong một bộ não. Cùng một lúc, chúng có thể xử lý đến 10.000 đơn vị thông tin. Ta ngày càng già đi, ghi nhớ khó khǎn hơn, phản xạ và xử lý thông tin chậm lại. Nơ-ron không tự tái sinh, càng nhiều tuổi số nơ-ron càng ít dần. Cần phải bảo vệ bộ não.




Nhớ tên người

Trước hết hãy bắt đầu bằng việc nhớ tên một người mới quen. Với người đó, tên của mình là rất quan trọng. Thường chúng ta không để ý đến cái tên ngay từ đầu được giới thiệu, nên dễ quên nó. Vì thế cần phải lắng nghe cái tên đó khi nó được nói ra. Đánh vần, và nhắc đi nhắc lại tên người kia trong cuộc nói chuyện. Chào tạm biệt, hãy gọi tên họ. Bên cạnh đó, hãy tìm cách liên hệ một cái tên với điều gì đó, vật gì đó để dễ liên tưởng.

Trong trường hợp cái tên đó không gợi cho bạn đó không gợi cho bạn sự liên tưởng, hãy thay thế nó bằng một từ tương tự. Trí nhớ sẽ dễ dàng gợi lại mắt xích này.


Nhớ một danh sách

Nhiều khi, một danh sách có những tiêu đề, những mục không có liên hệ gì với nhau. Phương pháp để nhớ là xắp sếp chúng vào một hệ thống. Hãy tạo hình ảnh cho mỗi đề mục, liên kết hình ảnh của tiêu đề này với tiêu đề kia và tiếp tục. Chẳng hạn, bạn cần mua sữa, bóng đèn, bánh mì, hành và kem tại siêu thị. Hãy bắt đầu nhớ bằng việc nối bánh mì với sữa. Hình ảnh: Sữa phết lên bánh mì. Tiếp đến, nối bánh mì với bóng đèn. Hình ảnh: cùng vần b. Tiếp tục nối hành và kem.


Xin nhớ là để tạo ra mối liên hệ, bạn nên xây dựng những mỗi liên hệ có tính khôi hài. Chẳng hạn một gương mặt rỗ có thể liên hệ với ma trận!

Bạn có thể sử dụng cách này khi học ngoại ngữ với các từ mới.

Qua quan sát, cứ 15 người được yêu cầu nhớ 5 vật trong một danh sách thì 8,5 người nhớ đủ 5. Nếu sử dụng phương pháp trên tỉ lệ là 14,3.




Nhớ những gì bạn đọc

Trong thời đại thông tin, ai cũng có một lĩnh vực cần nhớ. Để nhớ nhanh và lâu khi học tập, bạn nên theo phong cách nghiên cứu.


Cố định chỗ ngồi học trong phong cảnh quen thuộc. Suy xét, tìm tòi kiến thức mới trong mối liên hệ với kiến thức đã học. Cần duy trì việc học thường xuyên hàng ngày chứ không dồn vào học cấp tập liên tục. Có thời gian nghỉ ngắn giữa thời gian học.

Hãy tập trung vào những nhóm kiến thức bạn cần lĩnh hội. Đọc một cuốn sách, cần xem tên sách, mục lục và lời giới thiệu để có một cái nhìn tổng quan sơ bộ. Đọc câu mở đầu và kết luận của mỗi phần, vì ở đây thường chứa đựng nội dung chính.


Khi đọc, không chỉ bằng mắt. Hãy đọc bằng cả tai, mũi và xúc giác nữa. Hình dung về đối tượng trong cái nhìn tổng thể . Ghi lại những nét chính bạn tiếp thu được từ những gì đã đọc.

Thực tế cho thấy, sau 24 giờ ngồi học và đọc, có đến 80% lượng thông tin tạm thời bị quên. Đừng lo. Nếu bạn xem lại những gì mình đã đọc, chỉ một vài dòng, sẽ gợi cho bạn nhớ lại rất nhiều. Khi gặp một sự kiện, một bài tập có liên quan đến những gì đã học, bạn sẽ hình thành những đường dây liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn đề.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Cách học giỏi môn toán lớp 10.


Những chia sẻ về cách học giỏi môn toán lớp 10 sau đây sẽ giúp bạn nắm vững những kiến thức toán lớp 10, vận dụng tốt kiến thức vào những bài tập toán nâng cao hơn. 
Phần mềm học toán lớp 10
Xin giới thiệu các bạn phần mềm toán lớp 10. Trong đó có 2 phần lý thuyết và phần bài tập của môn đại số và hình học. Hy vọng phần mềm toán này giúp các bạn học tốt hơn. 



Đường link download sẽ cập nhật sau: 596MB

Cách học giỏi môn toán lớp 10 hay bất kì môn khác, điều đầu tiên cần phải có chính là niềm say mê. Các bạn không thể học tốt môn gì hay là tốt bất cứ thứ gì nếu không có niềm say mê, thích thú với nó. 
Toán cũng vậy, bạn thích thú với cảm giác chiến thắng khi tìm ra lời giải đáp cho một bài toán, bạn say mê với cảm giác khi bị thách thức trước một bài toán khó, bạn thích thú với “phong cách đa dạng” của việc giải toán, mong muốn tìm ra hết mọi cách giải, tìm hiểu sự “phong phú” ấy, bạn say mê với những con số, các công thức toán học… Với niềm say mê, thích thú ấy, bạn có thể vượt qua những “rào cản“, khó khăn để học giỏi môn toán lớp 10… và đó chính là yếu tố đầu tiên bạn cần phải có.
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, cách học giỏi môn toán lớp 10 không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh A.

TRONG TOÁN LỚP 10 THƯỜNG CÓ HAI PHẦN:

Thứ nhất là phần: “Đại số-Giải tích”: Phần này bao gồm những bất đẳng thức, phương trình, bất phương trình, lượng giác…những phân môn này đa số đòi hỏi chúng ta làm việc với những con số và phần tính toán cẩn thận. Chính vì thế cách học giỏi môn toán lớp 10 phần này chính là các bạn hãy học kỹ lý thuyết, vận dụng linh hoạt các định lý để giải tốt những bài toán yêu cầu đề ra. Muốn như thế chúng ta phải làm bài tập nhiều, đọc nhiều sách và rút ra những cách giải hay ngắn gọn và không quên nhận xét cách giải tổng quát cho những bài toán ấy. 
Ngoài những điều trên các bạn hãy tập giải những bài toán theo cách sáng tạo của mình việc làm này có giá trị gấp nhiều lần khi ta giải nhiều bài toán bằng một phương pháp trong sách vở đề ra trừ khi đó là cách giải duy nhất của bài toán ấy . Việc làm này giúp bạn nâng cao kỹ năng giải toán và giúp bạn tư duy sáng tạo hơn.

Thứ hai là phần hình học: Phần này cũng rất hấp dẫn về tư duy trừu tượng và khả năng tưởng tượng nhạy bén của học sinh. Đa số những học sinh gặp vấn đề trong phần này là về phần hình học không gian. Thực chất phần hình không gian trong chương trường phổ thông giảm tải hiện hành không khó hay nói đúng hơn là rất dễ so với chương trình cũ. Vậy tại sao đa số học sinh hay gặp vấn đề ở đây đó chính là vì vấn đề tưởng tượng không gian của chúng ta không tốt đặc biệt là đối với những bạn nữ. Để khắc phục vấn đề đó chúng ta hãy tập quan sát những vật thể hằng ngày như những mái nhà để liên hệ những định lý về các đường song song , hay nhìn vào những góc tường 3 chân để liên hệ tọa độ không gian Oxyz hay dựng những mô hình tứ diện bằng những dụng cụ bằng tâm và đất nặn. 
Điều quan trọng nữa để học giỏi môn toán lớp 10 môn hình học ta nên tập cách vẽ hình cho tốt cho thật cảm giác, việc vẽ hình tốt giúp ta có trực giác tốt để giải một bài toán hình học.

CHIA SẺ CÁCH HỌC GIỎI MÔN TOÁN LỚP 10

Về vấn đề làm bài tập: Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó giúp ta vận dung được kiến thức, rèn luyên sự nhanh trí và kỹ năng làm bài. Học toán mà không làm bài tập thì sẽ không giỏi được. Nhưng để có nhiều thời gian làm bài tập, ta cần phải làm tốt vấn đề học thêm. 
Cần làm hết những bài tập trong sách giáo khoa, những bài thầy cô cho trên lớp. Phài làm hết bài tập ở nhà, không được lên trường rồi mới làm. Để học giỏi môn toán lớp 10 phải nắm vững lý thuyết thì mới làm bài tập, đối với các công thức toán khó thuộc ta có thể nghĩ ra những cách nhớ riêng dễ thuộc hơn như đặt ca dao, tục ngữ, làm thơ,…
Phuong phap hoc gioi mon toan lop 10

Về thái độ học tập: Phải có sự thích thú đối với bộ môn này, luôn tạo cho mình sự hứng khởi khi làm bài tập toán, luôn tìm tòi những bài toán hay, những cách giải mới, độc đáo. Cách học giỏi môn toán lớp 10 đó là đối với 1 đề toán, ta không nên giải một lần, ta nên giải lại nhiều lần, sau mỗi lần giải thời gian làm bài phải ngắn hơn và hoàn hảo hơn. 

Trong giờ giải bài tập ta nên chú ý nhìn lên bảng, nghe thầy cô giảng để rút kinh nghiệm chứ không nên ngồi giỡn hoặc cắm cúi làm bài tập chưa làm xong. Không nên làm bài tập một cách đối phó, bài tập ta phải tự giải, không biết làm thì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô. Nên tranh thủ giải bài tập khi ta rảnh, không nên chờ tới ngày mai có toán rồi hôm nay mới giải.


Tránh học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe. 
Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay sai.

TÓM LẠI, CÁCH HỌC GIỎI MÔN TOÁN LỚP 10 CHÚNG TA CẦN PHẢI :

Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới. 
- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập. 
- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc. 
- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học. 
- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
Lớp 10A7 st.  

7 BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT.




Thật khó xử khi gặp một người quen mà bạn lại nghĩ mãi không ra tên của người đó. Chỉ cần một vài bí quyết luyện trí nhớ là bạn có thể nhớ ngay những việc cần ghi nhớ.


1- Hãy nhìn cho kỹ:

Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.


2- Liên tưởng một cách có hình ảnh:

Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu... thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tưởng.


3- Tập trung vào tiếng động:

Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio.


4- Gắn liền con người với hoàn cảnh

Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào?


5- Tách tên người ra thành những từ độc lập

Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai.


6- Tǎng tốc độ.

Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ "b", cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.


7- Thiết kế bộ "Số-Hình ảnh"

Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp "Số=Hình ảnh". Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này.

8 QUY LUẬT CỦA TRÍ NHỚ



 
 

1. Quy luật nhận biết: Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng. Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biệt, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu.

 
 

2. Quy luật hứng thú: Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lực đặc biệt nào.

 
 

3. Quy luật tích luỹ: Càng hiểu biết uề một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy. Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu. Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu. Đọc lần đầu là công việc tích luỹ. Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới. Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức.

 
 

4. Quy luật nhớ có ý thức: Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng. Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu. Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin. Thông tin là con đẻ của sách vở. Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền. Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn là những điều tóm tắt.

 
 

5. Quy luật liên kết: Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công nguyên. Những khái niệm khoa hạc thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm. Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó).

 
 

6. Quy luật nối tiếp liên tục: Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó khǎn khi đọc ngược. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự nối tiếp cụ thể. Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được.

 
 

7. Quy luật ấn tượng mạnh mẽ. Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại ở trong trí nhớ. Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng. Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy. Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu.

 
 

8. Quy luật kiểm tra: Hệ quả của trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới. Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới. Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

15 LỜI KHUYÊN HỌC TIẾNG ANH.



 

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

Video học tiếng Anh:




Ghi chú: Khi xem xong đoạn video này các bạn có thể chọn xem các chủ đề tiếng Anh khác. 

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

Video học tiếng Anh qua bài hát:




Remember when


My love- Westlife

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

LINK TRUY CẬP CÁC BÀI LUYỆN NGHE TIẾNG ANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 THÍ ĐIỂM:



Hình minh hoạ chương trình tiếng Anh lớp 10 thí diểm. 

Unit 1: https://app.box.com/s/gky2jxo3kt0jeipe2nic/s/gky2jxo3kt0jeipe2nic

Unit 2: https://app.box.com/s/mj221fcprpms36pepidd

Unit 3: https://app.box.com/s/bp2i84sgyxwdbels1ali

Review 1: https://app.box.com/s/9mlh3i38fbtcqv16db2m

Unit 4: https://app.box.com/s/l379djrbj92rqahsvjas

Unit 5: https://app.box.com/s/q9fb96xe6zk3ttc5ztof

Review 2: https://app.box.com/s/f0qj65b5hmdv99aghxoj

Unit 6: https://app.box.com/s/o10rxwi7y2zk2mvdxv01

Unit 7: https://app.box.com/s/u7oo271ryb0g4uqt58ak

Unit 8: https://app.box.com/s/tvpj9vlc2qidqd0ys3o8

Review 3: https://app.box.com/s/7995d5fgsbov8k2qxhuq

Unit 9: https://app.box.com/s/xhgbmuz2vnl11val7b7b

Unit 10: https://app.box.com/s/7n84v5lz1ndocqddz8st

Review 4: https://app.box.com/s/zxspxfrnet679ogjhf7s

Lớp 10A7 st. 

6 YÊU CẦU CHO VIỆC HỌC TỐT HƠN.



1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.


2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng vǎn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.


3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.


4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.


a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.


5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối  phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.


6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.


Lớp 10A7 st. 

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Chủ quyền Hoàng Sa (Paracel Islands), Trường Sa (Spratly Islands) của Việt Nam qua chứng cứ từ châu Âu


Đã từ rất lâu các nhà hàng hải phương Tây đã xác định vùng quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands – bao gồm cả Trường Sa), thường được gọi là bãi Cát Vàng trên biển Đông thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong.

Trong số hàng trăm bản đồ cổ do phương Tây thực hiện từ thế kỷ XV đến XIX đã được tìm thấy, hầu hết đều ghi rõ Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được gọi tên chung là Paracel, bờ biển Parasel là ở Trung Bộ Việt Nam.

Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha là những người đầu tiên của châu Âu có những mô tả về quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ XIV. Nhiều nhật ký hải trình của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha thời đó đã nói về một dải đá ngầm Pulo Pracela (các bãi ngầm san hô) rất nguy hiểm, bao quát cả vùng Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay và đã được các nhà hàng hải xác định nó thuộc Giao Chỉ (Cochinchine – tức Giao chỉ gần nước Tần-Chine) và ghi bờ biển Paracel (Costa de Paracel) thuộc duyên hải Quảng Ngãi ngày nay.



Bản đồ Đông Nam Á của anh em nhà hàng hải Hà Lan Frère Van Langren (1595) ghi nhận ngoài khơi Việt Nam có một vùng quần đảo với nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng tây nam, gọi tên là Paracels cùng với rất nhiều chi tiết địa hình của miền Trung Việt Nam ngày nay. Chẳng hạn, đối diện với quần đảo Paracels trên đất liền có bờ biển ghi là Costa de Paracels (bờ Paracels), ở ngoài biển còn có Pulo Canton (Lý Sơn) thuộc địa phận Quảng Ngãi.

Trong bản đồ Đông Nam Á vẽ năm 1606 của Jodocus Hondius xuất bản tại Amsterdam, tác giả vẽ hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một cái cờ đuôi nheo uốn quanh Đại Việt và Champa, đuôi dính liền với các đảo vùng Phan Thiết ngày nay. Đối diện với quần đảo – và trên lãnh thổ Việt Nam được viền màu vàng – là tên “Costa de Paracel” – bờ Paracel.

Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Farael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (Phú Quốc) được vẽ riêng.



Trong bản đồ do W.Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Farael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchine (Đàng Trong)….

Bản đồ Carte d’une partie de la Chine, les Isles Philippines, de la Sonde, Moluques, de Papoesi, &c thuộc tập Atlas nouveau contenant toutes les parties du monde do nhà xuất bản Covens & Mortier xuất bản tại Amsterdam năm 1760 và hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Australian thì phần Paracel được in màu xanh viền cùng với màu của xứ Đàng Trong và đã xuất hiện biên giới phân chia Đàng Ngoài, Đàng Trong.



Đặc biệt, tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.

Cũng chính Giám mục Taberd viết trong cuốn Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes, xuất bản năm 1833, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa: Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại – đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không, nhưng có điều chúng tôi biết chắc chắn là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thu quần đảo Hoàng Sa và vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong.



Nhật ký Batavia (1636) của Công ty Đông Ấn (Hà Lan) có chép về sự kiện các tàu biển thuộc Công ty Đông Ấn bị nạn tại quần đảo Hoàng Sa thuộc xứ Đàng Trong: Năm 1634, dưới thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), ba chiếc tàu Hà Lan tên Veehuizen, Schagen và Grootebroek, từ Batavia đi Formose (Đài Loan) thì gặp bão, chiếc tàu Grootebroek bị đắm gần quần đảo Paracels, thuyền trưởng Huijich Jansen và 12 thủy thủ đi bằng thuyền nhỏ vào duyên hải xứ Đàng Trong xin được hỗ trợ. Sau đó, họ được phép trở lại Paracels nhưng bị tịch thu tiền bạc bởi nhà chức trách xứ Đàng Trong, sau đó họ được 3 chiếc tàu khác tên là Bommel, Goa và Zeeburg chở về Batavia. Hai năm sau, dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), thương gia Abraham Duijeker đi Thuận hóa yết kiến Chúa Thượng, để xin giao thương, đặt thương điếm và đòi số tiền bạc đã bị tịch thu. Chúa Thượng tiếp đón rất nồng hậu và chấp thuận cho người Hà Lan được tự do giao thương với xứ Đàng Trong, vì vậy từ năm 1636, một thương điếm của người Hà Lan đã được thiết lập tại Hội An.



Nhật ký tàu Amphitrite (năm 1701) có viết: Tàu nhổ neo, gió rất thuận và chỉ trong một thời gian ngắn đã đến ngang mỏm đá Paracel. Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam. Đó là bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó-Nó trải dọc theo bờ biển xứ Cochinchina…

Ghi chép của Bá tước M.d. Estaing năm 1754: Kinh thành Huế được xây dựng trên bờ một con sông, khi nước triều lên thì các luồng của tàu có thể tới đó được. Không có thành luỹ gì cả, chỉ được bao quanh bằng một bức tường gạch đơn giản cao khoảng 8, 9 bộ, chung quanh có một nơi để rất nhiều đại bác… số súng đó có thể tới 400 khẩu, một phần được đúc bằng gang, một số lớn là của Bồ Đào Nha được lấy đem về từ các vụ đắm tàu trước kia ở quần đảo Paracels.

Cuốn Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào thời vua Gia Long khẳng định năm 1816, vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels: Xứ Cochinchine, mà Quốc Vương ngày nay đã xưng đế hiệu, gồm có xứ Đàng Trong, Bắc Hà… và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816 vị Hoàng đế đương kim đã tiếp nhận quần đảo này.

Cuốn Bách khoa địa lý hiện đại (Geografia moderna universale) của G.R. Pagnozzi xuất bản năm 1823 dành nhiều trang nói về vương quốc An Nam có đề cập đến Paracels (Hoàng Sa). Sách Địa lý tóm tắt (Compendio di Geografia) của nhà địa lý người Ý là Adriano Balbi, xuất bản năm 1850, nêu rõ vương quốc An Nam có quần đảo Paracels, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor… Cũng trong tác phẩm này tác giả có viết về địa lý Trung Hoa nhưng không hề nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa.

Mặt khác, nhiều tấm bản đồ cổ về Trung Quốc của phương Tây xuất bản đều thể hiện Trung Quốc không có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cụ thể: Bản đồ China do Adam và Charles Black vẽ cho bộ sách The Encyclopaedia Britannica, do Nxb. Edinburgh ấn hành năm 1876; bản đồ China, ấn hành năm 1883; bản đồ China and Japan, ấn hành năm 1896; bản đồ Siam and the Malay Archipelago do The Times Atlas (London, Anh) xuất bản năm 1896; bản đồ Route map showing from St. Petersburg to Guft of Tongking, ấn hành năm 1900…thì phần lãnh thổ Trung Quốc được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng và ở phía nam luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Điều này khẳng định Trung Quốc chưa bao giờ có Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhiều tài liệu lưu trữ của Anh và Pháp còn ghi nhận về vụ tai nạn tàu Bellona của Đức tại Đá Bắc (1895) và tàu Imeji Maru của Nhật tại cụm An Vĩnh (1896) tại quần đảo Hoàng Sa. Ngư dân đảo Hải Nam Ngư (Trung Quốc) ùa ra cướp kim loại ở khu vực tàu đắm. Do hai tàu này mua bảo hiểm của một hãng bảo hiểm tại Anh nên Chính phủ Anh đã phản kháng hành động này của Trung Quốc vì không đảm bảo được an ninh hàng hải. Chính quyền Trung Quốc trả lời là họ không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc và về hành chính các đảo đó không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải Nam và không có nhà chức trách đặc biệt nào phụ trách về an ninh trên các đảo đó. Sự kiện này càng khẳng định sự phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XIX.

Giáo sư công pháp và khoa học chính trị Monique Chemillier Gendreau thuộc Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu khẳng định: “Các triều đình phong kiến Việt Nam có giấy chứng thực chủ quyền từ thế kỷ XVI, đặc biệt là trong thế kỷ XVIII. Họ đã tổ chức quản lý các quần đảo này thông qua các đội tàu biển. Theo mùa, các đội tàu này đến các đảo để khai thác tài nguyên thiên nhiên và của cải từ xác các con tàu đắm trôi dạt vào. Họ còn dùng nhiều biện pháp như trồng cây để bảo đảm cho các vùng đó bớt nguy hiểm hơn cho các tàu bè qua lại. Người ta đã tìm thấy bằng chứng trong chiếu chỉ của vua Minh Mạng về việc này. Trong luật quốc tế, đó là những bằng chứng của chủ quyền.”

Tất cả những chứng cứ nêu trên chứng tỏ từ thế kỷ XV, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…). Cũng chính những tài liệu trên đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ là của Trung Quốc./.

Nhóm HS lớp 10A7 st.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn sau 1991

Sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước tháng 11-1991, trong khi Việt Nam luôn kiên trì các giải pháp thương lượng hòa bình thì phía Trung Quốc vẫn đơn phương tiếp tục ra tuyên bố và trên thực tế có nhiều hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trong giai đoạn này không chỉ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn góp phần gia tăng căng thẳng trong khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh hàng hải trên Biển Đông khiến nhiều quốc gia có lợi ích trong khu vực quan ngại.



Các vùng biển quốc gia của Việt Namtheo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982

Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa

Để củng cố các cơ sở pháp lý quốc tế về lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và yêu cầu các nước khác tộn trọng các quyền nói trên của Việt Nam, ngày 23-6-1994, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bằng sự phê chuẩn này của Quốc hội, Việt Nam đã chính thức hoá cơ sở pháp lý quốc tế về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể lên đến gần một triệu ki lô mét vuông với 5 vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau.


Video Bài Hát: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.


Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, mở ra một kỷ nguyên mới trong đó tất cả các nước trong khu vực đoàn kết với nhau dưới một mái nhà chung, hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển. Tuy nhiên, diễn biến sau đó ở Biển Đông tiếp tục xấu đi. Năm 1996 xảy ra cuộc đụng độ giữa tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Philippines ở gần khu vực quần đảo Trường Sa. Hải quân Philippines đã bắt giữ tàu cá và tàu nghiên cứu hải dương Trung Quốc, bắn súng cảnh cáo và hạ cột mốc lãnh thổ do Trung Quốc dựng lên. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 (Jakarta, 20, 21-7-1996) ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại trước những diễn biến trên Biển Đông và nhấn mạnh những diễn biến đó đòi hỏi có một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông để duy trì ổn định trong khu vực và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, 15, 16-12-1998), lãnh đạo các thành viên ASEAN nhất trí xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.


Nhà giàn DK1 những cột mốc chủ quyền trên Biển Đông thuộc thềm lục địa phía Nam của Việt Nam

Đến thăm quân dân huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) ngày 7-6-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

Tiếp đó, trong bài phát biểu quan trọng tối 8-6-2011 tại Nha Trang (Khánh Hoà), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng thời, ông khẳng định: “Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.

Nhóm HS lớp 10A7 st.