Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Trong thư tịch triều Nguyễn.

Thời nhà Nguyễn có rất nhiều tài liệu chính sử, nhiều sách ghi chép của các học giả nổi tiếng đương thời minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phát triển với một trình độ cao hơn so với các triều đại trước đó và mọi chi tiết đều được minh định, lưu trữ bằng những văn bản, mộc bản chính thức của Nhà nước trong văn khố quốc gia. 


Đại Nam Thực Lục Tiền Biên là loại tài liệu chính thức đầu tiên viết về Hoàng Sa trong thời kỳ Chúa Nguyễn mà triều đình nhà Nguyễn cho chép lại. Tài liệu này chép rằng, ngoài biển Quảng Ngãi có một loại hình quần đảo tục gọi là bãi Hoàng Sa có hơn 130 cồn cát không biết dài tới mấy ngàn dặm. Tài liệu xác định danh xưng “Vạn Lý Hoàng Sa Châu”, các sản vật, việc lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thuộc đội Hoàng Sa để kiểm soát các đảo phía Nam, tức vùng Côn Đảo, Trường Sa ngày nay.



Đây là một trong những bản đồ của sách “Phủ Biên Tạp Lục”
mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở 
Hoàng Sa và Trường Sa cũng như công việc khai thác 
của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này. 









 ( 




Một trang trong bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên, 

cuốn sử ký của Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn)

Một nguồn tài liệu khác có giá trị cao để khẳng định quá trình Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Nguyễn có nhiều hành động thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa là các châu bản triều Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn ghi chép cụ thể, rõ ràng các chỉ dụ của nhà vua về các đoàn đi công vụ ở Hoàng Sa; các bản tấu của quan lại địa phương về việc thuyền buôn nước ngoài mắc cạn ở Hoàng Sa; các bản tấu của Bộ Công về những công việc mà các đoàn công vụ ra Hoàng Sa đã làm, hoặc chưa làm xong… Đặc biệt có tờ tấu của Bộ Công (1838) cho biết đoàn khảo sát Hoàng Sa trở về báo cáo đã lên được 25 đảo, còn một số đảo hơi xa gặp gió bão lớn chưa lên được…


Châu bản triều Nguyễn trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ 4 của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Nhóm HS lớp 10A7 st. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét