Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Đo chu vi và bán kính Trái đất



I- Thí nghiệm đo chu vi Trái Đất của Eratosthenes


Trái Đất có hình cầu và chu vi của nó khoảng 40.041km điều này chúng ta đều đã được biết qua các bài học địa lý phổ thông. Nhưng từ xa xưa khi chưa có các công cụ chính xác người ta đã xác định được gần đúng bằng cách đo đạc bóng nắng. Hãy nghe câu chuyện về thí nghiệm của Eratosthenes, người quản lý thư viện Alexandria.
1- Mô tả thí nghiệm
Eratosthenes là một học giả người Hy lạp là người quản lý thư viện nổi tiếng Alexandria.
Thí nghiệm của ông là một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất và có ý nghĩa nhất của lịch sử nhân loại.
Ở thành phố Syene vào ngày hạ chí (21/6) lúc giữa trưa bóng của Mặt trời hiện ra ở giữa đáy một cái giếng sâu trong thành phố, Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu và không có bóng nắng xuất hiện ở một cây cọc cắm vuông góc với mặt đất. Có được điều này là do Syene nằm gần như trên đường chí tuyến bắc có vĩ độ 23,5 độ chính bắng độ nghiêng của trục Trái Đất.
Cùng vào ngày hạ chí năm sau, ông đã đo bóng của một chiếc cọc đặt ở Alexandria (Hy Lạp), và phát hiện ra rằng, ánh nắng mặt trời nghiêng ¬ khoảng 7,2 độ so với phương thẳng đứng.
Giả định rằng trái đất là hình cầu, thì chu vi của nó tương ứng với một góc 360 độ. Nếu hai thành phố (Syene và Alexandria) cách nhau một góc 7,2 độ, thì góc đó phải tương ứng với khoảng cách giữa hai thành phố ấy (với giả định rằng cả hai thành phố cùng nằm trên đường kinh tuyến). Từ kết quả này Eratosthenes nhận thấy Trái Đất là hình tròn, và ông cũng tính được chu vi của Trái Đất là 250.000 stadia.
2- Chúng ta hãy cùng xem xét rõ hơn Eratosthenes đã thực hiện thực nghiệm này như thế nào
Nếu Trái Đất phẳng thì bóng ở đâu cũng như nhau

Nhưng Trái Đất lại hình cầu.Vào Hạ Chí, ở Syene không có bóng nắng nhưng ở Alexandria bóng xiên 7,2 độ.
Eratosthenes “thông minh” đã tính ra chu vi Trái Đất:
Chu vi:=[360/góc anpha]* khoảng cách Syene (Aswan) và Alexandria. Khoảng cách mà Ertosthenes đo giữa 2 địa điểm trên bằng cách đếm số bước là 8000 stadia (1 stadium-đơn vị khoảng cách của người Ai cập cổ là 157.5m) và Chu vi ông tính được 252808 stadia, tương đương 39817km, sai lệch hơn 1% mà thôi
II- Thực hiện lại thực nghiệm của Eratosthenes
1-Thực nghiệm đo tiến hành vào các ngày đặc biệt.
Đó là các ngày đặc biệt trong chuyển động biểu kiến của Mặt Trời: Hạ Chí, Đông Chí, Xuân Phân và Thu Phân.
+ Vào ngày hạ chí (khoảng 21/6), Mặt Trời sẽ đi qua đỉnh đầu vào giữa trưa ở các nơi có vĩ tuyến 23,5 độ Bắc.
+ Vào ngày đông chí (khoảng 22/12), Mặt Trời sẽ đi qua đỉnh đầu vào giữa trưa ở các nơi có vĩ tuyến 23,5 độ Nam.
+ Vào ngày xuân phân (khoảng 20/3) và thu phân (khoảng 23/9), Mặt Trời sẽ đi qua đỉnh đầu vào giữa trưa ở các nơi nằm trên đường xích đạo.
Tận dụng các ngày đặc biệt này ta chỉ cần đo góc bóng Mặt Trời ở nơi mình sinh sống (Góc A cần xác định) rồi tìm khoảng cách từ vĩ tuyến địa phương đến vĩ tuyến nơi bóng Mặt Trời bằng không (khoảng cách D).
Tìm ra chu vi Trái Đất theo công thức :
A / 360 = D / chu vi Trái Đất
2- Thực nghiệm đo vào ngày bất kỳ 
Do vào ngày bất kỳ với ít nhất là 2 nhóm cách xa nhau về vĩ độ ví dụ như TP.HCM và Hà Nội.
Mỗi nhóm đo góc Mặt Trời ở địa phương mình và dùng kết quả của nhóm bạn để tính toán.
Góc A cần tính lúc này là độ lệch góc bóng giữa 2 địa phương có được bằng các đo bóng Mặt Trời vào lúc giữa trưa thiên văn.
A = góc bóng địa điểm 1- góc bóng địa điểm 2.
Do thí nghiệm nguyên thủy của Eratosthenes tiến hành ở hai địa điểm cùng nằm trên đường kinh tuyến. Nên với hai địa điểm có khác biệt về kinh tuyến như Hà Nội và Tp.HCM ta sẽ phải hiệu chỉnh lại. Cũng do khác biệt về kinh tuyến mà giữa trưa thiên văn ở Hà Nội và TP.HCM sẽ chênh nhau vài phút.
Khoảng cách giữa hai địa phương (D) lúc này được thay bằng khoảng cách giữa hai đường vĩ độ địa phương.
Có A và D ta cũng sử dụng công thức A / 360 = D / chu vi Trái Đất để tìm ra chu vi Trái Đất
3- Dụng cụ đo và phương pháp đo.
3.1 – Dụng cụ đo
Dụng cụ đo đơn giản chỉ là 1 cọc được dựng vuông góc với mặt đất bằng phẳng.
Để đảm bảo cọc vuông góc với mặt đất một số phương án được đề nghị như sau:
a. Làm mâm đo.
Dựng một cọc vuông góc với đế là một mâm tròn. Đường kính mâm tròn có thể 1m hoặc hơn. Cọc đo có thể dài hay ngắn, nhưng dao động trong khoảng 0.5m-1,5m. Có thể tháo ra được (nên dùng 2 cọc dài ngắn thay nhau). Trên mặt mâm đo nên có sẵn các vạch chia độ . Nên vẽ luôn các đường tròn đồng tâm bán kính cách đều để có thể xác định bóng nắng đang ở khoảng cách nào.
Có một số yếu tố khó khăn khi làm thiết bị này là :
+ Đảm bảo được cọc đo hoàn toàn vuông góc với mâm đo
+ Mâm đo đảm bảo phẳng.
+ Có bộ phận chỉnh thẳng ngang của mâm đo. Như vậy trong 3 chân đế của thiết bị đo, nên có 2 chiếc có thể điều chỉnh được. Bộ cân chỉnh cân bằng của mâm đo có thể làm như kiểu cân bằng ống nước của thợ xây.
b. Dùng cọc nghiêng thay vì cọc thẳng
Dựng cọc nghiêng thay vì cọc thẳng dùng dây dọi thả vật nặng để xác định vuông góc với mặt đất . Sau khi đã xác định được điểm bóng của Mặt Trời vào lúc giữa trưa thiên văn, ta đo góc của dây dọi và dây được căng thẳng nối hai điểm đầu cọc và bóng của nó trên mặt đất.
3.2- Phương pháp đo
a- Xác định góc A vào lúc giữa trưa thiên văn
Cứ 2 phút xác định bóng ở đầu gậy một lần, bóng ở đầu gậy sẽ vẽ lên trên mặt đất dạng một đường thẳng. Sau một thời gian đo ta xác định được điểm bóng có khoảng cách ngắn nhất đến chân gậy đó chính là bóng của thời điểm giữa trưa thiên văn.
Góc bóng nắng A được xác định bằng thước đo góc hay bằng công thức tang A= Chiều dài bóng / chiều dài gậy 
b- Xác định khoảng cách giữa vĩ độ hai điểm đo.
Sử dụng bản đồ để xác định khoảng cách. Mặc dù có độ sai số cao.
Các bạn có thể tham khảo giá trị sau, nếu so sánh vị trí đo của mình với bắc chí tuyến khi tính toán cho lần Hạ chí này:
Chúng ta biết rằng Chu vi Trái đất bằng [360* D (Khoảng cách từ nơi đo tới Bắc chí tuyến trong ngày hạ chí)]/góc anpha, nhân tiện có kinh vĩ độ của các địa điểm
1. Ho Chi Minh city, 10.7694 N, D= -1409.17 km, giá trị âm tức là ở phía Nam của Bắc chí tuyến, và tất cả các địa phương của VN đều nằm ở phía Nam cả, do Bắc chí tuyến đi qua gần như ngay điểm cực bắc của nước ta.

Kẻ hai đường song song là 2 đường vĩ tuyến đi qua hai điểm đo chúng ta sẽ đo khoảng cách giữa hai đường đó bằng các đo bằng thước chia vạch mm và dùng tỉ lệ xích của bản đồ để suy ra khoảng cách thật. Sử dụng bản đồ thế giới để tìm khoảng các từ vĩ độ chúng ta đến xích đạo hay các đường chí tuyến, nếu đo vào ngày đặc biệt và bản đồ Việt Nam nếu 2 điểm đo cùng trên nước Việt Nam vào ngày bất kỳ.
c – Xác định chu vi Trái Đất
Chu vi Trái Đất = 360xD/A
Kiểm tra với kết quà thực tế : Chu vi Trái Đất trung bình là 40.041 km do Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo mà hơi dẹt ra ở xích đạo.
Do sai số của dụng cụ và quá trình đo có thể kết quả đo sẽ chênh lệch trong khoảng 1 hay 2 ngàn km.




Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Trong thư tịch triều Nguyễn.

Thời nhà Nguyễn có rất nhiều tài liệu chính sử, nhiều sách ghi chép của các học giả nổi tiếng đương thời minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phát triển với một trình độ cao hơn so với các triều đại trước đó và mọi chi tiết đều được minh định, lưu trữ bằng những văn bản, mộc bản chính thức của Nhà nước trong văn khố quốc gia. 


Đại Nam Thực Lục Tiền Biên là loại tài liệu chính thức đầu tiên viết về Hoàng Sa trong thời kỳ Chúa Nguyễn mà triều đình nhà Nguyễn cho chép lại. Tài liệu này chép rằng, ngoài biển Quảng Ngãi có một loại hình quần đảo tục gọi là bãi Hoàng Sa có hơn 130 cồn cát không biết dài tới mấy ngàn dặm. Tài liệu xác định danh xưng “Vạn Lý Hoàng Sa Châu”, các sản vật, việc lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thuộc đội Hoàng Sa để kiểm soát các đảo phía Nam, tức vùng Côn Đảo, Trường Sa ngày nay.



Đây là một trong những bản đồ của sách “Phủ Biên Tạp Lục”
mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở 
Hoàng Sa và Trường Sa cũng như công việc khai thác 
của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này. 









 ( 




Một trang trong bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên, 

cuốn sử ký của Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn)

Một nguồn tài liệu khác có giá trị cao để khẳng định quá trình Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Nguyễn có nhiều hành động thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa là các châu bản triều Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn ghi chép cụ thể, rõ ràng các chỉ dụ của nhà vua về các đoàn đi công vụ ở Hoàng Sa; các bản tấu của quan lại địa phương về việc thuyền buôn nước ngoài mắc cạn ở Hoàng Sa; các bản tấu của Bộ Công về những công việc mà các đoàn công vụ ra Hoàng Sa đã làm, hoặc chưa làm xong… Đặc biệt có tờ tấu của Bộ Công (1838) cho biết đoàn khảo sát Hoàng Sa trở về báo cáo đã lên được 25 đảo, còn một số đảo hơi xa gặp gió bão lớn chưa lên được…


Châu bản triều Nguyễn trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ 4 của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Nhóm HS lớp 10A7 st. 

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -1954.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đưa đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945 do Chính phủ Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc và sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Điều đó khiến cho các cơ sở pháp lý của những hiệp ước do nhà Nguyễn ký kết với Pháp trước đây không còn hiệu lực nữa. 

Chủ quyền toàn bộ lãnh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam. Song với nhiều “khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.


Quân Pháp chào cờ tại đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc

Ngày 1-12-1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương công bố tên Trung Quốc cho hai quần đảo và tự đặt hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.

Theo TS Nguyễn Nhã, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, không còn ràng buộc vào Hòa ước Giáp Thân (1884) song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nên về ngoại giao Pháp vẫn thực thi quyền đại diện cho Việt Nam trong việc chống lại sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên Chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu để củng cố các cơ sở hình thức về pháp lý cho một bộ máy hành chính quốc gia của người Việt Nam tạo thuận lợi cho Pháp trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhân danh quốc gia Việt Nam. 

Trên thực tế, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp làm chủ tình hình trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4-1949, Đổng lý Văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại là Hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 7-9-1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam. Ông Hữu nói: “Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm móng tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.



                                                Hội nghị San Francisco năm 1951


               
                          Thủ tướng Nhật bản Yoshida Shigeru kí hòa ước San Francisco

Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng muộn nhất từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của người Việt Nam.Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như các chính quyền không tham dự bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco rõ ràng là sự tái lập, tái khẳng định một sự thật lịch sử đã có từ lâu đời và nay vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhóm HS lớp 10A7 st. 

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Đảo Nam Du

Đảo Nam Du

Đảo Nam Du

Nam Du là một quần đảo nhỏ thuộc huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang. Đảo lớn nhất ở quần đảo Nam Du là hòn Lớn, thuộc xã An Sơn, nhưng xưa nay bà con quen gọi là hòn Củ Tron. Du lịch đảo Nam Du vẫn chưa phát triển, mọi thứ còn khá hoang sơ và tự nhiên. Một số thông tin đi Nam Du dưới đây được Tôi Đi tham khảo từ bài của bạn lele_dongbang.

Tàu đi đảo Nam Du

Về cơ bản cách đi đến đảo N.Du giống với cách đi Phú Quốc. Tức là bạn sẽ đi xe khách đến Rạch Giá, sau đó bắt tàu đi N.Du. Bạn có thể tham khảo về các khách sạn ở Rạch Giá, xe khách đi Rạch Giá từ tp Hồ Chí Minh ở bài viết: Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc.

Để bắt tàu đi đảo, bạn phải có mặt trước 8 giờ sáng tại bến tàu. Tàu cao tốc Ngọc Thành: bạn có thể đặt vé tại 456 Mạc Cửu, Vĩnh Quang. Điện thoại đặt vé : 077.3863019 / 0918914188, nhận vé tại quầy vé bến tàu Rạch Giá hoặc 456 Mạc Cửu.

Với các bạn đi Phượt Nam Du, bạn có thể gửi xe máy tại Rạch Giá. Ở bến tàu Rạch Giá có rất nhiều nơi nhận giữ qua đêm, chủ yếu là các nhà nghỉ ở đường Nguyễn Công Trứ giá dao động từ 10-15k/ ngày. Có thể gửi ở nhà nghỉ Thiên Trang (26 Nguyễn Công Trứ, Rạch Giá) cách bến tàu chừng 150 mét, giá 10k/ ngày, có nơi để xe rộng và an toàn.

Khoảng 11 giờ tàu cập bến N.Du (Hòn Củ Tron). Bạn có thể ăn cơm trưa tại quán

Cơm Năm Nương (ĐT: 0169 247 6540), tiện có số điện thoại đây, bạn có thể gọi đặt cơm trước, đến có đồ ăn luôn. Quán nhỏ, chủ yếu phục vụ cơm bình dân, giá cũng khá mềm từ 35-50k/ phần, nhưng được cái cơm, canh được ăn thoải mái, “hết châm thêm không tốn tiền” là câu nói của Cô Năm.

Trường hợp Tàu cao tốc Ngọc Thành hết vé bạn có thể đi tàu gỗ sau:

Tàu Gỗ Hòa Hợp: Xuất phát từ cảng Cầu Quay -Rạch Sỏi. Tàu chạy 7 tiếng- 8 tiếng.
Số DT: 0946161120 ( Anh Hòa ) hoặc 0917529549 ( Chị Hương )

Quán ăn ngon trên đảo Nam Du

Ăn sáng: có rất nhiều quán ở Bãi Chệt (gần bến tàu cao tốc) và cả quán cơm Cô Năm cũng có bán đủ món từ bún riêu, cơm sườn, bún chả cá.

Ăn tối: Nếu muốn ăn cơm thì bạn phải dặn cô Năm nấu, vì buổi chiều mình rất ít thấy ai ăn cơm, nên cô Năm không nấu sẵn. Hay có thể nhờ cô Năm mua hải sản về, cô chỉ lấy tiền nấu nướng, gia vị thôi chứ kê tiền mua hải sản. Cá nướng giấy bạc 90k/ con.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chị Yến (nhà trọ Kim Yến- ĐT: 0939486262) để đặt cơm dùm, cơm này nấu giống gia đình ăn hơn, mỗi phần cũng tầm 50k, nhưng ăn uống theo yêu cầu của thực khách, và họ sẽ nấu theo ý muốn, giống ăn kiểu gia đình hơn. 

Nhà nghỉ trên đảo Nam Du

Nhà trọ Kim Yến: ĐT: 0939486262 giá 100k/phòng/ 2 người, nếu ở 3 thì phụ thu thêm 50k/người. Nhà trọ mới xây còn sạch sẽ, view ngay biển nhé!. Mình thì vote cho nhà trọ này vì nhà trọ sạch, thoáng mát và nước ngọt xài thả ga. Sau này mới biết là nhà chị Yến có giếng nước ngọt, nên nhà nước dồi dào, tha hồ xài, và chị còn đổi nước cho người dân địa phương nơi này. Nhà trọ này cạnh đồn biên phòng Nam Du nhé, an tâm và không cần trình báo, để chị chủ nhà trọ lo cho mình là được rồi.

Nhà trọ Thúy Kiệp : Đi bộ qua khu chợ một chút, phía bên tay phải sẽ gặp nhà trọ này, điện thoại 077.3830.853 và 0914.499.863. Giá phòng cũng tầm 100k – 120 k. Có phòng karaoke. (Trích Nguoi_Binh_Duong). Nhà trọ này xây đã lâu, hơi cũ nhưng bù lại có karaoke, nhà trọ này xa nhất tính từ bến tàu.

Nhà Trọ Sáu Có : Từ cầu cảng lên, thấy bảng hiệu, quay lưng lại 180 độ, sẽ thấy bến tay trái chỗ chữ Kiên Hải một con hẻm, đi theo con hẻm này khoảng 20-30 m sẽ thấy dãy nhà trọ mới xây. Nhà trọ có 4 phòng, giá khoảng 100k/ 1 phòng. Điện thoại 0773.690.225 và 0907.172.656 (Trích Nguoi_Binh_Duong). Nhà trọ này gần sát quán cơm cô Năm Nương, rất dễ thấy.

Ngoài ra, bạn có thê liên hệ với cô Năm Nương nhờ tìm dùm chỗ trọ, ngay gần quán cô Năm có chị cho thuê cả nhóm đông có thể ngủ chung nhà, với giá 70k/người/đêm. (đây là nơi “dự phòng” khi các nhà trọ trên đầy khách. Trường hợp xấu nhất là tất cả những nhà trọ trên đã hết phòng, bạn cứ ra Nam Du tới đó người dân nơi đây sẽ tìm nhà trọ cho bạn hoặc cho bạn ở nhờ nhà của họ.

Thuê tàu đi các Hòn

Tàu anh Ngãi (tàu nhỏ 5-10 người01636977859: giá hôm 30/4/2013 anh “nói” giá 1tr/chuyến đấy, anh em nào gởi trả giá để được giá tốt nhé

Nếu đi đông (>10-20 người) bạn có thể liên hệ Anh Phong Vũ tàu Nam Du (0919138369) anh sẽ lo cho bạn ăn uống, cắm trại, mua cả hải sản luôn nhé.

Tàu dành cho đi nhóm hoặc nhóm nhỏ và khách lẻ (2 người đi ghép nhóm): hãy liên hệ tàu Dì Tư Thọ (nhà dì ngay cổng cảng cá luôn) 01664840940. Tàu của dì Tư khá lớn (có thể chở 20 người), nhưng nếu bạn muốn đi tham quan các đảo thì liên hệ với dì trước, vì dì cũng đi biển nên nếu không liên lạc trước sẽ không có tàu cho các bạn. Còn không thì bạn ra bến tàu cao tốc, có rất nhiều tàu cá ở đây, chỉ cần bạn đề nghị và thỏa thuận giá với họ. Một số bạn có thuê dạng tàu máy đặt ngoài (như vỏ lãi ở miền Tây), để đi biển thì tôi khuyên là không nên, rất nguy hiểm nếu sóng to gió lớn, mặc dù bạn có mặc áo phao.

Phượt nam Du

Lịch tàu Ngọc Thành

Sáng 8h15: Rạch Giá – 8h50: Hòn Tre – 9h50 Hòn Sơn – 11h00 Nam Du (hòn Củ Tron)
Chiều 12h15: Hòn Củ Tron – 13h25: Hòn Sơn – 14h25: Hòn Tre – 15h00 Rạch Giá

Giá vé: Rạch Giá – Hòn Tre : 65k – Hòn Sơn: 140 k – Nam Du: 210k. Nam Du – Hòn Sơn 70k (giá update ngày 30/04/2013)

Xe máy đi Hải Đăng Nam Du và Bến Ngự

Xe ôm: rất nhiều trên đảo, giá hôm 30/4 là 80k/ khứ hồi Hải đăng; 50k/ khứ hồi Bến Ngự; 50k/1 lượt lên hải đăng.
Thuê xe máy: bạn có thể nhờ nhà trọ nơi bạn ở hoặc xe ôm thuê hẳn 1 chiếc xe, giá từ 150-200k/ ngày bạn tha hồ vi vu được cả hai nơi Hải đăng và Bến Ngự, cả bãi cây Mến nữa (lưu ý đường qua Bãi Cây Mến đang làm rất khó chạy) .

Những điểm thăm quan trên đảo Nam Du

Thông thường các nhóm phượt đi Nam Du với hai trường phái, nhóm đi lần đầu thì thích đi thăm thú khắp nơi, còn nhóm đã đi hơn một lần thì thích cắm trại, câu cá.

Cắm trại: thì có Hòn Mấu (nhưng giờ hơi bị dơ do rác), Hòn Dầu, Hai Bờ Đập và Bãi Cây Mến. Nhưng thời gian gần đây thấy các bạn hay cắm trại ở Hai Bờ Đập là nhiều nhất.

Hải đăng Nam Du và khu quân sự (trên đỉnh Hòn Lớn): từ bến tàu lên tới hải đăng chừng 2.5km bằng đường nhựa nhưng dốc nên đi lên rất mệt, bạn có thể chọn 4 phương án để đi: đi bộ (mệt nhưng không tốn tiền), đi xe ôm cả đi lẫn về (80k), đi xe ôm 1 chuyến lên, chuyến về đi bộ (50k, thường nếu có thời gian bạn nên chọn phương án này), thuê xe máy (bạn phải là tay lái cứng vì đường rất dốc, lưu ý chọn xe tương tối tốt, cực tuyệt với xe PRC, nếu không muốn dẫn bộ).

Bãi Cây Mến (Hòn Lớn): đây có thể xem là bãi biển đẹp nhất trong quần đảo Nam Du, với bờ dừa xanh, bãi cát trắng và nước biển trong vắt nằm vào vịnh nhỏ nên rất ít song.

Hòn Mấu: muốn đến được Hòn Mấu bạn phải thuê tàu, hòn Mấu cũng khá đẹp, nhưng người dân ở cũng đông dần, và hệ lụy của nó là rác do con người thải ra.

Hòn Hai Bờ Đập: là một hòn khá đẹp, sóng yên, thích hợp cho câu cá và cắm trại. Đây là nơi nối 2 hòn Bờ Đập, theo lời kể của bác lái tàu, cách đây hơn 40 năm (khoảng 1969) về trước tàu thuyền có thể qua lại nơi nầy, nhưng bây giờ nó đã nối liền hai hòn lại với nhau.

Hòn Nồm: thường một số hòn không có người ở, có hòn thì chỉ vài ba mái nhà, chúng ta thường ngắm từ ngoài, vì một số hòn có đá ngầm nên tàu không thể cập bến được. 

Đi lại ở Hòn Sơn

Thuê xe máy: ở Hòn Sơn, bạn có thể thuê xe máy giá dao động từ 150-200k/ngày (bao xăng), nhưng thông thường bạn nên thuê nửa ngày là đủ, vì với nửa ngày bạn có thể chạy tất cả những nẻo đường trên đảo. Đường xá trên Hòn Sơn rất tốt, dễ chạy. Hiện nay, có một đường vòng quanh đảo và đang làm một đường ngang núi kéo dài từ Bãi Thiên Tuế, bãi Nhà qua tận Bãi Bấc.

Nhà nghỉ ở Hòn Sơn

Nhà nghỉ Hồng Đào: điện thoại 077.3830597/ 0912039597 hiện nhà nghỉ có 2 dãy, một dãy cũ gần đường đi (giá 170k/ngày) và một dãy mới cách đó chừng 200 mét, ở lưng đồi (giá cao hơn 190k/ngày) do phải chạy máy phát điện suốt đêm (điện cúp từ 23h00 và lúc ra do máy phát điện hư, nên ngày cúp ngày có, nên kéo giá nhà nghỉ tăng lên). Ngoài ra nhà nghỉ Hồng Đào vừa mở quán cà phê Vườn Xoài ở lưng chừng đồi, thoáng mát vô cùng.
(Chỉ đường: Từ cầu tàu cao tốc Bãi Nhà, quẹo trái khoảng 300 mét, leo lên dốc cao là tới nhà nghỉ)

Nhà nghỉ Hồng Hải: từ cầu tàu cao tốc, quẹo phải qua khỏi UBND xã Lại Sơn khoảng 100 mét, nhà nghỉ bên trái đường bê tông. Nhà nghỉ gần chợ, giá thì mình chưa hỏi vì không có ở.

Ăn uống tại Hòn Sơn

Cơm: bạn có thể ăn uống tại các hàng quán tại Bãi Nhà, hoặc có thể liên hệ anh Nhuận (01262833442) giá là 50k/phần cho 3 món canh, xào và món mặn, muốn ăn hải sản thì nhờ anh mua luôn hoặc tự mua nhờ ảnh chế biến. Ngoài ra, còn một cách nữa là bạn cứ hỏi ở nhờ nhà người dân địa phương và gửi tiền họ đi chợ.

Hải sản: bạn nên nhờ chỗ bạn đặt cơm, hoặc tự tay mua hải sản ở chợ hoặc các vựa, sao đó đem qua Bãi bàng tắm biển, các quán nước ở Bãi Bàng sẵn sàng luộc cho bạn và lo luôn nước chấm, bạn chỉ trả công cho họ mà thôi. Lưu ý: Bãi Bàng không bán hải sản, chỉ chế biến lấy công thôi.

Bản dồ đảo Nam Du

Bản dồ đảo Nam Du

nhà hàng đảo nam dutàu đi Nam DuDu lịch đảo Nam Du

The following two tabs change conten